Link: http://vtc.vn/kinh-te/mot-ngay-lot-xac-o-cong-ty-mao-danh-thay-hotboy-khac-hieu-d126677.html
Một ngày 'lột xác' ở Công ty mạo danh thầy 'hotboy' Khắc Hiếu
Thứ năm, 05/09/2013, 06:47 AM
(VTC News) - Chúng tôi đã có một ngày chiêm nghiệm sự "đổi đời" ở Công ty Người Khổng Lồ - nơi đã mạo danh thầy giáo 'hotboy' Khắc Hiếu.
Thời gian gần
đây, VTC News được độc giả khu vực TP HCM phản ánh một tổ chức giáo
dục có tên Người Khổng Lồ mạo
danh người nổi tiếng,
dùng các mác "chuyên gia", "diễn giả" tạo ra các khóa học
thuyết trình lôi kéo rất đông học sinh, sinh viên tham gia với mục đích thu học
phí.
Lần theo những thông tin được cung cấp, cuối tháng 8 PV VTC News đã đăng ký tham dự một khóa học giao tiếp, thuyết trình đăng trên mạng của Công Ty Cổ Phần Phát Triển Tài Năng Trẻ Tư Duy Mới – New Thinking Group viết tắt là NTG, cũng có tên gọi khác là Người Khổng Lồ (địa chỉ 35 Nguyễn Kiệm, P.3, Q.Gò Vấp) với thời gian hai buổi.
Theo như quảng cáo đăng trên mạng, chỉ với khóa học 2 ngày này, học viên sẽ thực sự "lột xác" hoàn toàn để thay đổi cuộc đời.
Lần theo những thông tin được cung cấp, cuối tháng 8 PV VTC News đã đăng ký tham dự một khóa học giao tiếp, thuyết trình đăng trên mạng của Công Ty Cổ Phần Phát Triển Tài Năng Trẻ Tư Duy Mới – New Thinking Group viết tắt là NTG, cũng có tên gọi khác là Người Khổng Lồ (địa chỉ 35 Nguyễn Kiệm, P.3, Q.Gò Vấp) với thời gian hai buổi.
Theo như quảng cáo đăng trên mạng, chỉ với khóa học 2 ngày này, học viên sẽ thực sự "lột xác" hoàn toàn để thay đổi cuộc đời.
Vé
tham dự hội thảo giá 500.000 đồng của công ty NTG
Tò mò, đúng thời gian, chúng tôi tìm đến trụ sở của Người Khổng Lồ với tưởng tượng là một cơ sở hoành tráng đúng như tên gọi, nhưng đó là một phòng bán vé máy bay và phải đến thật gần chúng tôi mới thấy hộp đèn bảng hiệu bằng nhựa khiêm tốn, chừng nửa mét, với các dòng chữ giới thiệu công ty NTG.
"Lột xác" sau 2 ngày?
Trong vai trò
người làm việc tự do muốn tham dự hội thảo tôi phải đăng ký tham gia với giá vé
là 500.000 đồng/1 buổi. Còn với sinh viên, sẽ được giảm giá xuống 75.000 đồng,
trường hợp đăng ký là sinh viên nhưng quên thẻ sẽ bị thu thêm 75.000 đồng/người
nữa.
Theo quan sát của tôi, phòng hội thảo chỉ chừng 30m2 và có tới khoảng 70 học viên thuộc nhiều lứa tuổi, ngành nghề khác nhau, đông nhất vẫn là học sinh, sinh viên.
Đúng 19h hội thảo khai mạc. Không khí trong căn phòng hội thảo bắt đầu nóng lên khi có thêm hoạt náo viên khuấy động tinh thần mọi người bằng các trò chơi vận động.
Theo quan sát của tôi, phòng hội thảo chỉ chừng 30m2 và có tới khoảng 70 học viên thuộc nhiều lứa tuổi, ngành nghề khác nhau, đông nhất vẫn là học sinh, sinh viên.
Đúng 19h hội thảo khai mạc. Không khí trong căn phòng hội thảo bắt đầu nóng lên khi có thêm hoạt náo viên khuấy động tinh thần mọi người bằng các trò chơi vận động.
Các nhân viên NTG làm thủ tục kiểm tra
vé, đối chiếu thông tin khách hàng trước khi vào hội thảo.
Lúc này, các
máy lạnh trong phòng đã chạy hết công suất nhưng xem chừng với việc gần 70 con
người hò hét, giậm chân, vỗ tay, giơ tay tuyên thệ... khiến ai cũng đổ mồ hôi hột.
Sau màn vui chơi, nhảy múa, buổi hội thảo rồi cũng chính thức bắt đầu với sự xuất hiện của "diễn giả" Lê Chí Linh. Với dáng người gầy cao, ăn vận lịch sự, áo véc khoát ngoài, sơ mi nâu thắt cà vạt, tóc cắt ngắn, tay cầm micro, tay cầm bút laser, trông bộ dạng chỉn chu với cặp kính trí thức "diễn giả" Lê Chí Linh trông toát lên sự trí thức vô cùng.
Bắt đầu buổi thuyết giảng, "diễn giả" người Hà Tĩnh này muốn chia sẻ niềm vui và hạnh phúc đến mọi người, rồi cung cấp email, số điện thoại, làm một số chiêu thức lên "dây cót" tinh thần cho học viên bằng các câu nói mồi, hô lớn theo, tiếp đó là những tràng pháo tay tự thưởng cho nhau.
Sau đó là liên tiếp các "suối" từ bóng bẩy lôi kéo người nghe vào mộng như “tôi muốn buổi tối hôm nay là một đêm thật tuyệt vời”, "một không khí thật thân mật",... Thấy không khí có vẻ chùng xuống, anh ta hướng dẫn cách truyền năng lượng cho nhau bằng hành động, cả phòng đứng dậy giơ nắm tay rút về sau rồi “đấm” về phía trước và cùng đồng loạt hô to “tinh thần thoải mái”, “cơ thể khỏe mạnh” nhiều lần.
Sau màn vui chơi, nhảy múa, buổi hội thảo rồi cũng chính thức bắt đầu với sự xuất hiện của "diễn giả" Lê Chí Linh. Với dáng người gầy cao, ăn vận lịch sự, áo véc khoát ngoài, sơ mi nâu thắt cà vạt, tóc cắt ngắn, tay cầm micro, tay cầm bút laser, trông bộ dạng chỉn chu với cặp kính trí thức "diễn giả" Lê Chí Linh trông toát lên sự trí thức vô cùng.
Bắt đầu buổi thuyết giảng, "diễn giả" người Hà Tĩnh này muốn chia sẻ niềm vui và hạnh phúc đến mọi người, rồi cung cấp email, số điện thoại, làm một số chiêu thức lên "dây cót" tinh thần cho học viên bằng các câu nói mồi, hô lớn theo, tiếp đó là những tràng pháo tay tự thưởng cho nhau.
Sau đó là liên tiếp các "suối" từ bóng bẩy lôi kéo người nghe vào mộng như “tôi muốn buổi tối hôm nay là một đêm thật tuyệt vời”, "một không khí thật thân mật",... Thấy không khí có vẻ chùng xuống, anh ta hướng dẫn cách truyền năng lượng cho nhau bằng hành động, cả phòng đứng dậy giơ nắm tay rút về sau rồi “đấm” về phía trước và cùng đồng loạt hô to “tinh thần thoải mái”, “cơ thể khỏe mạnh” nhiều lần.
"Diễn giả" Lê Chí Linh.
Tiếp
đến là tiết mục chia sẻ các "bài học xương máu" từ bản thân.
"Diễn giả" Lê Chí Linh bắt đầu thao thao về bản thân như việc tự thân lập nghiệp ở TP HCM, từ một anh chàng tỉnh lẻ nói tiếng Việt không ai hiểu và cũng không ai hiểu mình đã phải vất vả thế nào khi bảo thủ không sửa giọng khiến trượt học bổng, đến việc quyết tâm từ bỏ đại học để đi học mô hình giao tiếp bằng lời nói và ngôn ngữ cơ thể và đã thành công.
"Diễn giả" Lê Chí Linh bắt đầu thao thao về bản thân như việc tự thân lập nghiệp ở TP HCM, từ một anh chàng tỉnh lẻ nói tiếng Việt không ai hiểu và cũng không ai hiểu mình đã phải vất vả thế nào khi bảo thủ không sửa giọng khiến trượt học bổng, đến việc quyết tâm từ bỏ đại học để đi học mô hình giao tiếp bằng lời nói và ngôn ngữ cơ thể và đã thành công.
Với
khẳng định, sau khóa học 2 ngày học viên có thể tự tin vào bản thân, hoàn
toàn "lột xác", ngoài việc đưa ra các clip về nhân vật, các ví dụ
"viển vông", hài hước mà nhân chứng sống là chính "diễn giả"
Lê Chí Linh, Người Khổng Lồ còn dạy học viên từ tin bằng những trò "nhí
nhố" như ném bịch nước, quăng bột vào nhau, lấy gậy chọc mông...
|
Lê Chí Linh kể, lúc trước công ty anh ở quận 3, nhà thì ở quận Gò Vấp, thường buổi tối anh hay đi qua đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.3. Và một hôm xe anh bị hỏng đèn chiếu sáng, một người bạn đi chung lo lắng cho anh vì sợ bị cảnh sát giao thông phạt.
“Tôi bảo cứ yên tâm đi đi. Thật bất ngờ, xe tôi bị cảnh sát giao thông tuýt còi. Và tôi dắt xe lên bờ tiếp cận anh CSGT. Nhìn vào khuy áo thấy tên là Nguyễn Văn Hùng nên tôi tiến lại nở nụ cười “em chào anh Hùng" đồng thời tôi giơ tay phải ra bắt, và tay trái tôi nắm vào khuỷu tay anh ta. Sau khi bắt tay xong thì anh CSGT mới hỏi kiểm tra giấy tờ xe thì anh trả lời quên mang theo, có gì anh em thông cảm cho nhau tí xíu. CSGT hỏi thế CMND đâu, Linh lặp lại y chang câu trước đó, em cũng quên mang theo, có gì anh em thông cảm cho nhau tí xíu. Anh CSGT hỏi "sao xe không bật đèn", Linh trả lời "dạ xe mới bị hỏng chưa sửa kịp, ngày mai em sửa cho".
Linh bắt đầu hỏi anh CSGT, nhà anh ở đâu?. Anh CSGT trả lời ở Hóc Môn. Linh mới bảo, vậy gần nhà em rồi, nhà em ở Gò Vấp. Nhờ việc áp dụng tốt việc diễn thuyết đánh vào tình cảm con người, tạo ấn tượng tốt nên Lê Chí Linh đã được anh CSGT tha phạt.
Sau đó, diễn giả cho các bạn trẻ bắt cặp đóng vai nhau, giả theo cách bắt tay của anh ta với CSGT. Linh mới hỏi, khi các bạn bắt tay như vậy thấy có thân thiện hay không? Rồi anh ta quay sang các bạn gái và quả quyết, nếu các bạn gái bị CSGT thổi thì khóc là cái chắc và thường năn nỉ: “Anh ơi cho em xin” là bị bắt và ăn biên bản liền.
Các bạn trẻ tập cách
bắt tay theo sự hướng dẫn của "diễn giả" Lê Chí Linh. Đây là kiểu bắt
tay theo Linh là thân thiện mà anh đã ứng dụng vào trường hợp "đối
phó" với CSGT khi bị bắt xe.
|
“Tôi là CSGT
tôi cũng bắt chứ nói ai. Bởi lúc này chúng ta nên nở nụ cười hơn là khóc. CSGT
bị mệt mỏi ngoài nắng nóng rồi, họ cần một nụ cười, cởi mở hơn” – Linh khẳng định.
Rồi Linh chuyển sang đề tài khác, nào là ánh mắt phải nhìn trực diện, thẳng vào “mắt trong mắt” để thuyết phục, lấy lòng người khác, rồi đọc câu châm ngôn “một người thông minh người ta dùng lý trí để giao tiếp; người xuất chúng họ dùng cả trái tim để giao tiếp”…. Sau đó chuyển qua cách hướng dẫn cách ngồi ghế đoán tính cách, về trường hợp tuyển dụng, đàm phán. Rồi đến đề tài giờ giấc hẹn cho đúng không trễ hẹn, không so sánh nhau giữa người này người khác…
Với khẳng định, sau khóa học 2 ngày học viên có thể tự tin vào bản thân, hoàn toàn "lột xác", ngoài việc đưa ra các clip về nhân vật, các ví dụ "viển vông", hài hước mà nhân chứng sống là chính "diễn giả" Lê Chí Linh, Người Khổng Lồ còn dạy học viên từ tin bằng những trò "nhí nhố" như ném bịch nước, quăng bột vào nhau, lấy gậy chọc mông...
Rồi Linh chuyển sang đề tài khác, nào là ánh mắt phải nhìn trực diện, thẳng vào “mắt trong mắt” để thuyết phục, lấy lòng người khác, rồi đọc câu châm ngôn “một người thông minh người ta dùng lý trí để giao tiếp; người xuất chúng họ dùng cả trái tim để giao tiếp”…. Sau đó chuyển qua cách hướng dẫn cách ngồi ghế đoán tính cách, về trường hợp tuyển dụng, đàm phán. Rồi đến đề tài giờ giấc hẹn cho đúng không trễ hẹn, không so sánh nhau giữa người này người khác…
Thực hành kì quái
Với khẳng định, sau khóa học 2 ngày học viên có thể tự tin vào bản thân, hoàn toàn "lột xác", ngoài việc đưa ra các clip về nhân vật, các ví dụ "viển vông", hài hước mà nhân chứng sống là chính "diễn giả" Lê Chí Linh, Người Khổng Lồ còn dạy học viên từ tin bằng những trò "nhí nhố" như ném bịch nước, quăng bột vào nhau, lấy gậy chọc mông...
Quang cảnh buổi hội thảo.
Đặc biệt,
trong chương trình còn có tiết mục “lạ” như buổi sáng các thành viên dậy sớm
dạo các công viên phân công đi bán báo. Có khoảng 50 học viên, mỗi nhóm 10
người, bán 400 tờ báo giá 5.000 đồng/tờ, sau đó cả nhóm tổng kết lại bán được
ít hay nhiều rồi bàn rút kinh nghiệm, số tiền sung vào... quỹ công ty. Chia sẻ về những kiểu thực hành này, học viên Vân Anh - sinh viên Đại Học Mỹ thuật TP HCM cho biết: Thật lố bịch hết cỡ với trò thực hành kiểu lấy gậy chọc mông con gái thế này. Không lẽ cứ phải trơ mặt, coi như không có chuyện gì thì mới là tự tin.
Còn trên diễn đàn VOZ, thành viên có nick streetboy_24_4 streetboy_24_4 khi trả lời câu hỏi về công ty Người Khổng Lồ thế nào đã cho biết: Năm nhất em bị lừa bởi cái này rồi, chả hay ho gì, toàn đi ăn cắp bài của các công ty chuyên nghiệp về soạn thành giáo án, mà toàn chém gió.
Cuối buổi hội thảo, "diễn giả" Lê Chí Linh nói còn 30 suất vé cuối cùng ưu tiên cho người có thiện chí tham gia có mặt trong buổi hội thảo này, giá ưu đãi rất rẻ 150.000 đồng/vé (theo “diễn giả” Linh giá trị thật chiếc vé là 1 triệu đồng/vé) dành cho buổi dã ngoại sắp tới, không phải dành cho khóa học chính.
Chứng kiến 2 ngày học với chỉ clip, trò chơi, thực hành kì quái và những lời thuyết giảng có cánh, những ví dụ sống từ bản thân, tôi thực sự không hiểu, sự "lột xác" mà công ty này khẳng định đem đến cho học viên là thế nào. Nhưng chỉ cần nhẩm tính đơn giản, với lớp học lý thuyết bậc thấp nhất như thế này, 70 người, số tiền thu về trung bình cả sinh viên, học sinh, học viên tự do... cho Người Khổng Lồ cả chục triệu đồng/2 ngày. Và những học viên tham gia khóa học với mong ước "lột xác" bản thân đã nếm đủ trái đắng khi bị lôi kéo hết khóa học này đến khóa học khác của Người Khổng Lồ.
Phan Cường
/*--------------------------------------------------------------------------------------------------------------*/
Link: http://vtc.vn/kinh-te/loi-keo-hoc-vien-da-cap-nguoi-khong-lo-dung-chieu-gi-d124843.html
Lôi kéo học viên, đa cấp Người Khổng Lồ dùng chiêu gì?
Thứ sáu, 06/09/2013, 12:09 PM
(VTC News) - Với những lời quảng cáo có cánh như “hàng đầu”,“tuyệt đỉnh”, “đỉnh cao”, “diễn giả trẻ nhất Việt Nam”, Lê Chí Linh đã thu hút rất đông bạn trẻ tham gia.
Đoạn quảng cáo
trên website www.lechilinh.vn viết: Sự nhạy bén trong kinh doanh, niềm đam mê, lòng tin và
“DÁM THẤT BẠI” kết hợp với tài lãnh đạo, điều hành nhân sự và một phong cách
hoàn hảo đã giúp anh thành công trên con đường sự nghiệp. Hiện tại anh đang là
tấm gương về Doanh Nhân Trẻ của các bạ̣n trẻ đang khao khát lập
nghiệp đó chính là Lê Chí Linh Chủ tịch HĐQT kiêm CEO New Thinking
Group, Trainer chính khoá học “Người Khổng Lồ”. New Thinking Group
ngôi nhà thứ 2 đang nuôi dưỡng và phát triển nên những tài năng trẻ cho đất nước
mai sau.
... Nếu bạn
muốn khám phá những năng lực tiềm tàng trong bản thân mình, những kỹ năng cần thiết để đi đến
thành công bằng chính con người mình, bằng chính năng lực của mình mà
không phải 1 ơn huệ hay 1 may mắn nào mang đến cho bạn thì hãy nhanh chân đăng ký để tham gia
khóa học sớm nhất”.
"Diễn giả" Lê Chí Linh
nói và nói gần 2 tiếng đồng hồ liên tục "may mắn" có được 1 ly nước
nhỏ, còn khách tham dự hội thảo ngồi chịu đựng trong ngần ấy thời gian nhưng
không có gì để uống. Ảnh: Phan Cường
Theo tìm hiểu, những khóa học nói trên
có cùng mô-tip chính, chỉ thay đổi vài ý cho phù hợp tên gọi. Ngoài các vấn đề
học thuyết trình, nói trước đám đông, tự chịu trách nhiệm bản thân, cách kinh
doanh, bán hàng, giúp học viên nói lên những điều mình muốn nói mà trước đây e ngại, thì qua khóa học học viên được đảm bảo sẽ
mạnh dạn tự tin hơn, phát huy được những khả năng tiềm ẩn - sức mạnh bản
thân, có phương pháp dò tìm
tần sóng của người cùng giao tiếp, nhận biết giá trị cuộc sống...
Tiếp đó là
những chương trình hỗ trợ
như dã ngoại, vui chơi ở các
công viên, gần thì công
viên Gia Định (Q.Gò Vấp), xa tí thì các khu du lịch sinh thái như Cao Minh
(tỉnh Đồng Nai)...
Giảm giá ảo
"Diễn
giả” Lê Chí Linh cho biết mình
đã tốn rất nhiều thời gian, tiền bạc công sức đầu tư cho bản thân sau đó mới
truyền đạt, hướng dẫn lại cho những ai có nhu cầu mong muốn thay đổi thật sự, đặc
biệt là trong giới học sinh – sinh viên.
Linh kể rằng, ngay từ thời mình còn là
sinh viên đã từng theo thầy trực tiếp sang các nước như Thái Lan,
Singapore… để học hỏi những kiến thức mới, ngành nghề mới, lúc đó anh đã từng bỏ ra 200 triệu đồng để đi học
(phí học là 60 triệu đồng, còn lại là các khoản khí khác). Do vậy, khi về Việt
Nam thành lập công ty, so với mức thu nhập người dân và môi trường học thì mức phí Linh lấy chỉ với giá 6 triệu đồng
là vừa phải.
|
“Lấygiá 6 triệu đồng để đảm bảo chất lượng. Lấy 500.000 – 600.000 đồng cũng được nhưng tôi không đảm bảo các bạn sẽ thay đổi trong chính con người của mình. Từ trước đến giờ, công ty đào tạo hàng ngàn học viên, hầu hết mọi người đều hài lòng, và họ cho rằng với số tiền bỏ ra không đáng kể so với những gì họ nhận được và cũng kể từ đó đến nay cũng chưa có ai phàn nàn về khóa học.
Công ty có cam kết vàng nếu học viên nào
phản ánh không hài lòng về khóa học thì chúng tôi sẽ hoàn trả lại 100% học phí”
- “diễn giả” Linh nhấn mạnh.
Theo tìm hiểu, sau khi kết thúc khóa học,
mỗi học viên được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa học do công ty NTG cấp.
Tuy nhiên khi chúng tôi hỏi “Giấy chứng nhận có được một tổ chức giám sát thứ
ba đứng ra bảo đảm chất lượng đào tạo?”, thì “diễn giả” Linh trả lời rằng:
"Không có".
“Bằng chứng đó chính là cá nhân mỗi học
viên tự đánh giá bản thân mình. Nếu học viên nào chưa đạt thì công ty hoàn trả lại học phí cho họ
theo như cam kết trong hợp đồng” – CEO Linh khẳng định.
Đến với hội thảo chủ yếu là nghe "diễn giả"
giới thiệu về những gương điển hình "người tốt, việc tốt" và các
câu châm ngôn "lời hay ý đẹp", tiếp đó là vui chơi, nhảy múa, la
hét... Các bạn trẻ thường ham vui, thích thể hiện bản thân nên dễ bị cám dỗ,
lôi cuốn nhất.
|
Một điều
đáng nói là, trong các cách thu hút khách hàng, công ty NTG đã sử dụng "chiêu" bằng cách in
trên vé giá cao rất nhiều so với giá bán thực sự của chiếc vé, nhiều khách hàng
nhầm cứ nghĩ rằng đó là vé đã được giảm giá, khuyến mãi hay ưu tiên cho
học sinh, sinh viên nên vội vã
chi tiền ra mua vé mà không cần suy nghĩ lâu...
Ví dụ, giá vé mỗi lần hội thảo, in trên
vé là 500.000 đồng/vé/người, tuy nhiên giá có thể dao động tùy ý. Hay như mức giá
đưa ra một lần đi dã ngoại,
hoạt động nhóm, chơi trò chơi, ăn uống trong một ngày là 1 triệu đồng nhưng công ty
lại đưa ra giảm giá chỉ còn
150 ngàn đồng.
Hay khóa học Người Khổng lồ nguyên khóa
là 6 triệu đồng học 2 ngày nhưng công ty lại dùng chiêu giảm giá, ưu đãi chỉ lấy 3.999.000 đồng/khóa (nhưng thực
chất chương trình lại chia làm 2 khóa, phần một khóa học “Người Khổng Lồ
-Thành công không giới hạn”; phần 2 “Người Khổng Lồ - Đặc biệt”. Như vậy, người
học đóng gần 8 triệu đồng cho 2 khóa học).
Ngoài chiêu
"giảm giá", công ty NTG còn
có nhiều chiêu thức khác, như cho nhân viên công ty tạo nhiều facebook "ảo",
rồi tự mình comment (phản hồi, chia sẻ) vào đó, tự PR, nói tốt về công ty, về
giám đốc, nhân viên, các khóa học... nhằm thu hút khách hàng, khách hàng nhầm tưởng là có
nhiều người tham gia trên mạng, diễn đàn nên tin tưởng vào uy tín công ty.
Trong đó,
có cả chiêu thức nhân viên công ty dùng phần mềm gián điệp để "moi"
các email của số đông "người lạ mặt" rồi theo đó nhân viên công ty gửi
email các khóa học, thông tin của công ty đến khách hàng, trung bình một nhân viên phải gửi từ 400 -
1.000 email/ngày.
Bánh vẽ
Trước đó, sinh viên Trần V. T. - một
thành viên đã từng tham gia
vào đợt dự tuyển của khóa học “Sinh viên khởi nghiệp thời @” kể lại, hôm đó các
thí sinh được chia thành nhiều nhóm cho vào một căn phòng chơi trò chơi tập thể. Nhóm đứng
thành vòng tròn mỗi người nắm tay
của hai người đối diện và sau đó giữ nguyên tay như thế rồi tìm cách tháo tất cả ra để trở lại vòng
tròn ban đầu.
“Sau 3 phút, họ bảo dừng và chuyển sang
phần tự giới thiệu về bản thân, mỗi người đứng lên và có 1 phút nói về mình. Sau đó em có hỏi anh giám khảo về ý
nghĩa của trò chơi đó, anh đó nói để kiểm tra kỹ năng hoạt động nhóm của
các em, nó chỉ là một trong nhiều trò
về làm việc nhóm thôi, mình mới hỏi vậy dựa trên tiêu chí nào để chấm, anh đó
lúng túng rồi nói phần này không quan trọng, kết quả có thể thay đổi dựa vào phần
sau. Thật là hết biết” , V.T. nói.
Dã ngoại là một phần "tất yếu"
trong khóa học, được cho là học cách ứng xử, phân chia nhóm, hỗ trợ nhau vượt
qua thử thách, thể hiện bản thân...
Vào phần hai của khóa dự tuyển, mỗi người đối mặt với một Ban giám khảo (BGK) trả lời tay đôi, BGK đề nghị học viên giới thiệu về bản thân, điểm mạnh, yếu, phương tiện đi lại, tại sao lại tham gia khóa học này, biết gì về công ty v.v…. Tất cả các bạn ngồi hơn 1 tiếng sau để chờ kết quả.
"Em cứ
tưởng số người đậu sẽ không nhiều, ai dè dường như đều đậu hết, chỉ có 2 người
bị loại, đó là một anh đã
đi làm và một chị đang học năm cuối đại học. Những người đậu hầu hết là sinh
viên năm 1,2 còn trẻ, chưa có kinh nghiệm nhiều” - sinh viên T. cho biết.
"Sau
khi công bố người đậu, ban giám khảo mời chuyên gia Lê Chí Linh vào, anh này
nói rất nhiều, nào là muốn trở thành chủ doanh nghiệp phải học rất nhiều thứ,
trải nghiệm nhiều, nếu ra ngoài đời thì
những trải nghiệm sẽ rất đau và nguy hiểm nhưng nếu tham gia
vào khóa học này, công ty sẽ tạo ra những trải nghiệm cũng xương máu nhưng an
toàn hơn" - T thuật lại.
Theo
"chuyên gia" Lê Chí Linh, các bạn nên tham gia bắt đầu từ việc học kỹ
năng Sale (bán hàng), vì một
doanh nhân khi bắt đầu sự nghiệp đều từ hai bàn tay trắng, vừa là chủ, vừa là
nhân viên của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, ai cũng trải qua việc
bán hàng, đi tiếp thị cho mọi người. Từ đó mới có kỹ năng giao tiếp, tạo lập
nhiều mối quan hệ, rồi sau đó dần phát triển sự nghiệp.
Quảng cáo khóa học Người Khổng Lồ của công ty NTG
Tiếp đến, thử thách đầu tiên của các học
viên là trong một ngày mỗi người phải bán được 3 vé dự hội thảo "Con đường doanh
nhân - Nghệ thuật giao tiếp đỉnh cao" với giá 49.000 đồng, đây là giá vé
mà công ty đã tài trợ 80%.
Hội thảo này tổ chức ở nhiều nơi, giá vé không ổn định, có lúc chỉ có 20.000 đồng, có
lúc tới 49.000 đồng, rồi cao hơn cũng có. Nếu ai hoàn thành sẽ chính thức trở
thành học viên của công ty.
Nhiều
sinh viên thấy công ty NTG quảng cáo hay quá nên bị lôi cuốn vào, khi ký hợp đồng đi học đã phải vay mượn tiền
của bạn bè, gia đình, người thân
để được đóng học phí nhưng do mất khả năng chi trả đành phải làm công không
cho công ty, sau đó lôi kéo bạn bè, người thân vào học để hưởng phần trăm trừ
nợ giống như dạng “kinh doanh đa cấp”.
|
Ban đầu, chương trình đào tạo này hoàn
toàn miễn phí nhưng khi đi
học mỗi người phải đóng 500.000 đồng là phí để phạt. Theo quy định, nếu đi học trễ
1 phút phạt 5.000 đồng, nghe điện thoại trong giờ học phạt 20.000 đồng... Những
ai vi phạm thì lấy phí ứng để trừ dần, sau khi học
xong nếu không vi phạm sẽ trả lại (!?).
T.
chia sẻ, hôm đi học buổi đầu tiên, công ty đưa ra một hợp đồng, thời hạn hợp đồng
là một năm. Nội dung là mọi người sẽ trở
thành nhân viên của công ty, có lương cứng, bán các mặt hàng của công ty và mỗi
tháng phải kiếm ít nhất 500.000 đồng cho công ty, nếu không hoàn thành sẽ bị phạt.
“Ban đầu em
nghĩ khóa học miễn phí hoặc ít ra giá chấp nhận được đối với những sinh viên
như tụi em, nhưng đằng này phía công ty lại lấy học phí cao rồi đưa chúng em đi
bán hàng cho công ty, rồi đóng phí phạt để trừ dần. Mặc dù lý lẽ của công ty về việc này rất hay,
nào là các bạn chưa có kinh nghiệm, chưa có sản phẩm để tự bán nên công ty
cung cấp sản phẩm cho các bạn, nào là các bạn phải trải qua nhiều cay đắng, vất
vả lăn lộn mới có kinh nghiệm, rồi từ từ công ty cũng sẽ dạy cho các bạn cách
quản lý để lập doanh nghiệp
của riêng mình. Cuối cùng em chỉ thấy công ty vẽ ra chiếc bánh đẹp mà ăn không
được" – Một sinh viên bức xúc.
Mặc dù muốn đăng ký học nhưng thấy có những
vấn đề quá "khủng" nên bạn Nguyễn Văn Thành chia sẻ: “Các bạn cũng biết
rồi đấy, nói thì dễ mà làm mới khó.
Bạn có thể lên lớp dạy người ta phải
thay đổi bản thân thế này thế kia, phải biết lắng nghe, phải biết chăm chỉ thế
này thế kia... những cái đó nói thì
ai cũng nói được cả. Và ai nghe cũng thấy nó đúng cả. Nhưng liệu rằng những người
dạy bạn có thật sự là những chuyên gia, những người từng trải hay
chỉ là những bậc thầy chém gió?”.
Được biết, khi giới thiệu được người vào
tham gia hội thảo hay tham gia khóa học, người giới thiệu (là
học viên hay nhân viên) sẽ được hưởng phần trăm theo thỏa thuận và năng lực.
Nhiều sinh viên thấy công ty NTG quảng cáo hay quá nên bị lôi cuốn vào, khi ký hợp đồng đi học đã phải vay mượn tiền của
bạn bè, gia đình, người thân để
được đóng học phí nhưng do mất khả năng chi trả đành phải làm công không cho
công ty, sau đó lôi kéo bạn bè, người thân vào học để hưởng phần trăm trừ nợ giống
như dạng “kinh doanh đa cấp”.
(XIN XEM TIẾP BÀI 6)