Thứ Bảy, 22 tháng 4, 2017

Lê Chí Linh (Lee Robert) lừa đảo, đa cấp - bài 1

Lưu ý: Bài viết về Lê Chí Linh (Lee Robert) phải chia làm nhiều bài viết nhỏ vì mỗi trang của Google Blog có một dung lượng tối đa cho phép. Vì Lê Chí Linh là một tên siêu lừa đảo nên bài viết tố cáo hắn nhiều không kể xiết. Nếu các bạn lười đọc thì chỉ cần đọc phần tóm tắt dưới đây là đủ.




TÓM TẮT


Lê Chí Linh, sinh năm 1988, quê Hà Tĩnh. Tên này từng học ở trường Đại học Công nghiệp TPHCM. Lúc đầu Lê Chí Linh chọn ngành ô tô nhưng sau 1 năm học xin chuyển sang học ngành quản trị kinh doanh. Sau này, Lê Chí Linh bị đình chỉ học 1 năm do nhờ bạn cùng lớp thi hộ. Sau đó thì hắn cũng bỏ học luôn.
            Lê Chí Linh từng tham gia bán hàng đa cấp, sau đó mở công ty có tên “New Thinking Group” và bán khóa học có tên “Người Khổng Lồ” dạy người ta trở thành doanh nhân, cách làm giàu và nhân viên trong đây bán khóa học theo mô hình đa cấp. Lê Chí Linh tự nhận mình là “chuyên gia” có nhiều năm học tập tại Singapore nhưng thực chất tiếng Anh một chữ bẻ đôi cũng không biết. Năm lập công ty NTG, Lê Chí Linh mới 22 tuổi (năm 2010). Hắn ta còn tự nhận mình mở nhiều đại lí bán vé máy bay nhưng thực chất đây chỉ là thông tin giả để lòe bịp mọi người. 
Không những vậy, tên này còn chỉ cho những bạn sinh viên làm trong công ty đa cấp của hắn mạo danh facebook của nhiều người nổi tiếng để quảng cáo khóa học đa cấp, lừa đảo kia. Lê Chí Linh bị rất nhiều người trên mạng xã hội, diễn đàn các trường Đại học tố cáo. Để làm dịu dư luận, tên này liên tục mở nhiều trang web, kêu nhân viên lên các diễn đàn để viết bài đánh bóng, PR cho bản thân. Chưa hết, Lê Chí Linh còn thuê những tờ báo lá cải rẻ tiền, sẵn sàng vì vài đồng bạc mà viết bất cứ điều gì để tiếp tay cho cái công ty lừa đảo của hắn. Tên siêu lừa này thậm chí còn bán cổ phiếu của cái công ty đa cấp của mình cho thiên hạ để lừa đảo tiền mồ hôi nước mắt của người ta.
Đỉnh điểm của sự việc là hắn ta mạo danh facebook của Giảng viên Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu để dụ dỗ sinh viên đóng tiền tham gia khóa học Người Khổng Lồ. Sau khi được thầy Hiếu yêu cầu chấm dứt, Lê Chí Linh không những không hợp tác mà còn tiếp tục viết bài cho rằng thầy Hiếu đang mượn “tên tuổi” của Lê Chí Linh để PR cho mình. Chính vì vậy, báo chí đã vào cuộc và phanh phui tổ chức đa cấp, lừa đảo này. Năm này, Lê Chí Linh mới 25 tuổi.
Lê Chí Linh tìm mọi cách chống chế, cho rằng mình là người ngay thẳng. Hắn cũng phải dời công ty sang địa chỉ khác để trốn. Những trang web tự đánh bóng của hắn ta viết bài nhiều hơn. Hắn ta còn đổi facebook liên tục vì nghĩ rằng những chiêu gây nhiễu loạn thông tin vẫn còn tác dụng. Thậm chí Lê Chí Linh còn đe dọa những người dám tố cáo hắn để bưng bít dư luận. Tuy nhiên, lúc này mọi việc đã bung bét hết cả. 
            Sau khi mọi người nhận ra bộ mặt thật của Lê Chí Linh là một tay trùm lừa đảo, hắn ta đóng cửa công ty New Thinking Group và bỏ trốn. Sau một thời gian, khi tình hình đã dịu đi thì Lê Chí Linh tiếp tục quay lại và lần này hắn ta thành lập công ty mới tên “FACATA” và đổi tên khóa học của mình từ Người Khổng Lồ sang “Mật mã tài năng”. Bình mới rượu cũ, hắn ta không thể bán được khóa học vì mọi người khi tìm trên Google đã nhận ra tên trùm lừa đảo. Hắn thậm chí phải dùng một cái tên giả là “Lee Robert”, tự nhận mình du học và làm việc ở nước ngoài mới về để dễ bề lừa bịp mọi người. Tuy nhiên vì bị tố cáo đầy trên mạng nên hắn ta phải chuyển sang bán những khóa học liên quan tới Marketing có tên là “Marketing thời đại mới”, “Cách marketing và bán hàng cho người giàu và siêu giàu” để đổi chiêu thức nhưng về bản chất cũng chỉ là đi lừa đảo những người nhẹ dạ. Để che mắt thiên hạ, tỏ vẻ mình là doanh nhân thì hắn ta cũng bán thêm mấy mặt hàng linh tinh nhưng thực chất nguồn thu chính của hắn đến từ việc bán mấy cái hội thảo, khóa học lừa đảo. Hiện nay thì hắn ta tìm cách kết hợp giữa nhiều khóa học với nhau, chỉ tìm cách đổi tên gọi. Lê Chí Linh cũng đang quay lại con đường bán hàng đa cấp với sản phẩm của công ty Nuskin.

Nguồn tham khảo (Kiểm tra lần cuối vào 22/4/2017)
[6] https://www.facebook.com/leerobert.edu?fref=ts (facebook Lê Chí Linh đang dùng)


Có những nguồn có chứa link chết vì thời gian của bài viết cũng tương đối dài (năm 2013). Vì vậy, mình sẽ copy hết nội dung của những bài viết kia xuống đây để lưu trữ:
Facebook cũ của thầy Hiếu đã đóng và lúc bấy giờ thầy Hiếu có học vị Thạc sĩ, bây giờ thì đã là Tiến sĩ.
Facebook của công ty New Thinking Group, Người Khổng Lồ, v.v… liên quan tới Lê Chí Linh cũng đã đóng. 




 /*-------------------------------------------------------------------------------------------------------------*/





“Người khổng lồ” lừa sinh viên

30/08/2013 08:00

Không chỉ mạo danh người nổi tiếng, Công ty Cổ phần Phát triển tài năng trẻ tư duy mới (NTG) còn chiêu dụ học viên bán vé hội thảo, mua cổ phần công ty. Nhiều sinh viên đã lâm vào cảnh nợ nần, phải bỏ học để kiếm tiền trả nợ

Công ty Cổ phần Phát triển tài năng trẻ tư duy mới (NTG) do ông Lê Chí Linh làm đại diện, có trụ sở đặt tại số 35 Nguyễn Kiệm, phường 3, quận Gò Vấp, TP HCM. Thành lập vào ngày 16-8-2010, NTG tự xưng “là công ty đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam xây dựng và phát triển các khóa học giúp các bạn trẻ tự tin hơn, mạnh mẽ hơn, năng động hơn, giao tiếp tốt hơn, thành công hơn, hạnh phúc hơn và thay đổi hoàn toàn cuộc sống”. Thế nhưng, NTG đang mở những lớp dạy kỹ năng sống không giống ai.

Kiếm tiền bằng cách… vay tiền

Trong khóa học mang tên “Người khổng lồ” do Lê Chí Linh trực tiếp giảng dạy, học viên được học những kỹ năng kỳ lạ như kiếm tiền bằng cách mượn tiền bạn bè, người thân... Ngoài ra, Lê Chí Linh liên tục hứa hẹn sẽ đào tạo học viên thành doanh nhân thành đạt, có chức vụ cao, mức lương “khủng”, dụ dỗ học viên tham gia dự án doanh nhân NTG để trở thành nhân viên chính thức của công ty.


NTG dạy khóa học thành công bằng cách... tập đi trên than hồng. Ảnh: TRANG WEB CỦA NTG


Em H. (quê Gia Lai, sinh viên ĐHQG TP HCM) kể ngày đầu tiên tham gia hội thảo “Con đường thành công và nghệ thuật giao tiếp đỉnh cao” do NTG tổ chức, ai cũng được tư vấn nên tham gia vào một trong những khóa học như “Hành trình Ngô-Khô-Lô”, “Người khổng lồ - Thành công không giới hạn”, “Người khổng lồ xanh” với cam kết chỉ 2 ngày đã thay đổi được toàn bộ cuộc đời của mấy ngàn học viên. Mức học phí mỗi khóa từ 2-6 triệu đồng. Để có tiền đóng học phí, học viên được hướng dẫn liệt kê danh sách những người mà bản thân có khả năng vay tiền rồi xoay vòng trả nợ. Cuối cùng, sẽ dư một khoản. Giải pháp này cho thấy bạn bè đối xử với mình có tốt hay không và tạo được mối quan hệ lâu dài. Đó chính là cơ hội để học viên tập xoay trở với cuộc sống, sau này nếu có biến cố gì cũng tự giải quyết được.

Bỏ học để trả nợ

Để huy động kinh phí hoạt động, tổ chức này còn đặt ra hàng trăm quy định khắt khe nhằm bắt nhân viên, cộng tác viên nộp phạt. Em P.N, sinh viên Trường ĐH Tài chính - Marketing TP HCM, cho biết: Để được tham gia dự án doanh nhân NTG, chỉ tiêu mỗi người phải bán được 5 vé hội thảo và 1 phiếu đăng ký khóa học hoặc 3 khóa học. Những ngày sau, trung bình 10 vé hội thảo/ngày với giá 75.000 đồng/vé. Bán hết thì tụi em được hưởng 5% trên tổng số tiền bán được. Nếu thiếu chỉ tiêu còn phải bù tiền và hầu như lúc nào học viên cũng bán không hết vé. Ngoài ra, điện thoại reo khi họp bị phạt 10.000 đồng; đổ lỗi, kêu ca bị phạt 10.000 đồng; đồng phục sai quy định phạt 50.000 đồng; bị phạt mà không đóng phạt phạt 500.000 đồng; cãi nhau, nói xấu sau lưng phạt 500.000 đồng.
“Nếu có hành động giận hờn khi bị phạt; so sánh giữa mọi người, các công ty hay yêu nhau trong thời gian huấn luyện… cũng bị phạt từ 500.000 đến 1 triệu đồng. Chỉ tính riêng tiền phạt, mỗi ngày tụi em có khi mất cả triệu đồng” - em N. nói.
Trong lá thư kêu cứu gửi cơ quan công an, em H. trình bày: “Sinh viên mà nợ tới 5-7 triệu đồng thì lấy đâu ra mà trả. Không dám cho gia đình biết, em phải để dành tiền tiêu hằng tháng mà trả nợ. Nhiều khi, trong túi chỉ còn 50.000 đồng ăn trong 1 tháng. Em phải ăn bột đậu xanh, uống nước lã nhiều ngày liền. Có bữa, phải đi hiến máu ở ký túc xá lấy thêm tiền (50.000 đồng) và 3 hộp sữa Ông Thọ chống đói”. Ngoài H., hàng chục nạn nhân khác mà chúng tôi tiếp xúc cũng đang rơi vào cảnh nợ nần do trót vay mượn tiền để tham gia khóa học, có sinh viên nợ gần 200 triệu đồng.
Chiều 29-8, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Lê Chí Linh cho biết mức phạt trên chỉ áp dụng đối với nhân viên của công ty chứ không phải dành cho học viên và từ chối trả lời những câu hỏi tiếp theo. Tuy nhiên, theo phản ánh và tìm hiểu của chúng tôi, những học viên khi tham gia vào các khóa học của NTG đều phải chịu các mức phạt như nhau, tùy vào mức độ phạm lỗi.

“Giảng viên” từng bị đuổi học vì nhờ thi hộ
Trong các khóa học về giáo dục kỹ năng sống, ông Lê Chí Linh thường lấy bản thân ra làm mẫu để thuyết phục sinh viên, học viên rằng mình tuy chưa tốt nghiệp ĐH nhưng không vì thế mà không thành công trong cuộc sống. Theo một lãnh đạo Trường ĐH Công nghiệp TP HCM, trong thời gian học tại trường, Lê Chí Linh bị đình chỉ học 1 năm do nhờ bạn cùng lớp thi hộ. Sau đó, sức học của Lê Chí Linh quá yếu nên chấp nhận bỏ học hẳn vào học kỳ 1 năm học 2010-2011.

Giả mạo Facebook người nổi tiếng
ThS tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu - giảng viên Trường ĐH Sư phạm TP HCM, người nổi tiếng với những bài giảng về kỹ năng sống trên Facebook - cho biết: Từ giữa tháng 5-2013 đến nay, xuất hiện hàng loạt trang Facebook giả mạo ông để mời mọi người tham dự khóa học, sự kiện của NTG. Có trang tạo đến 151 sự kiện, mỗi sự kiện mời 6.000 người. Mọi thông tin liên lạc đều tập trung về Trần Quang Tiến - nhân viên của NTG. Sau đó, phía Công ty NTG đã liên lạc với ông Hiếu để gặp ông Lê Chí Linh với lý do mời tham gia giảng dạy và làm đại lý bán hàng. Mức chiết khấu cho diễn giả vào khoảng 50.000 đồng/học viên.
“Tại cuộc hẹn này, phía công ty đã thừa nhận hành vi giả mạo Facebook của tôi nhưng sau đó, không đính chính thông tin. Tiếp đến, họ còn lập trang Facebook giả mạo trang cá nhân riêng tư của tôi bình luận xấu về công ty như thể chính tôi làm vậy nhằm hạ thấp uy tín của tôi” - ông Hiếu bức xúc.

Bài và ảnh: ĐẶNG TRINH







 /*-------------------------------------------------------------------------------------------------------------*/



Dính bẫy “Người khổng lồ”

 Chủ nhật, 01/09/2013, 09:44 (GMT+7)
Giả mạo diễn giả nổi tiếng; dạy kiếm tiền bằng cách vay tiền bạn bè, người quen; học tự tin bằng cách la hét, đạp thủy tinh… đang là những chiêu thức của tổ chức giáo dục Người khổng lồ (35 Nguyễn Kiệm, phường 3, quận Gò Vấp) sử dụng nhằm thu hút sinh viên tham gia vào các khóa đào tạo kỹ năng. Để huy động kinh phí hoạt động, tổ chức này còn đặt ra hàng trăm quy định khắt khe bắt nhân viên, cộng tác viên nộp phạt… Rất nhiều bạn trẻ trót tin đang rơi vào cảnh nợ nần và ảnh hưởng lớn đến con đường học tập.



Lê Chí Linh (bìa trái) hướng dẫn học viên một bài tập luyện kỹ năng mềm.



Bán máu, nghỉ học kiếm tiền trả nợ


Trong những dòng thư cầu cứu gửi chuyên gia tâm lý, sinh viên tên H. (Gia Lai), từng tham gia khóa học và dự án Doanh nhân NTG (Tổ chức Người khổng lồ) trình bày: Sinh viên nợ tới 5 - 7 triệu đồng lấy đâu ra mà trả. Không dám trình bày với ba mẹ, em phải dành dụm tiền tiêu hàng tháng trả nợ để đỡ tủi hổ với bạn bè. Nhiều ngày qua em phải ăn bột đậu xanh, uống nước lã vì không còn tiền. Có bữa, phải đi hiến máu lấy thêm tiền (50.000 đồng) và 3 hộp sữa Ông Thọ nhằm duy trì thêm cuộc sống! 

Không chỉ H., chúng tôi còn tiếp xúc với nhiều sinh viên khác cũng rơi vào cảnh nợ nần. Người dăm triệu, nhiều hơn vài chục triệu đồng. Một cựu sinh viên Trường Đại học Quốc gia TPHCM, chỉ vì vay nợ bạn bè hơn 10 triệu đồng tham gia khóa học, nay mất khả năng chi trả, phải bỏ học giữa chừng.

Qua phản ánh, những sinh viên kể trên đều rơi vào cùng một chiêu thức: Xoay vòng tài chính, lấy tiền đóng học phí các khóa học. Sinh viên H. kể, ngày đầu tham gia Hội thảo “Con đường thành công và nghệ thuật giao tiếp đỉnh cao”, ai cũng được tư vấn nên tham gia vào một trong những khóa học như “Hành trình Ngô-Khô-Lô”, “Người khổng lồ - Thành công không giới hạn”, “Người khổng lồ xanh”… Mức học phí mỗi khóa dao động từ 2 - 6 triệu đồng. Để có tiền đóng học phí, học viên được hướng dẫn liệt kê danh sách những người mà bản thân có khả năng vay tiền rồi xoay vòng trả nợ. Cuối cùng, sẽ dư một khoản. Giải pháp này sẽ thấy được tình cảm bạn bè đối xử với mình có tốt hay không, từ đó tạo được mối quan hệ lâu dài. Đó chính là cơ hội để học viên tập xoay xở với cuộc sống, sau này nếu có biến cố gì cũng có thể giải quyết được (?).

Đủ thứ chiêu trò “dụ dỗ”


Từ lời kể của các nạn nhân, chúng tôi đã tìm hiểu tổ chức Người khổng lồ. Và những hình thức kinh doanh đa cấp của tổ chức này bắt đầu lộ diện. Các khóa học về kỹ năng sống chỉ là “tấm màn che” cho mục tiêu kiếm tiền đầy tinh vi.
Đầu tiên, Người khổng lồ chọn mạng xã hội Facebook để mạo danh các diễn giả dạy kỹ năng sống. Đơn cử, từ giữa tháng 5 đến nay xuất hiện hàng loạt trang Facebook giả mạo Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (một thạc sĩ Tâm lý học của Trường Đại học Sư phạm TPHCM) mời mọi người tham dự khóa học, event của Người khổng lồ. Có trang tạo đến 151 event. Mỗi event mời 6.000 người. Riêng thông tin liên lạc đều tập trung về một người có tên Trần Quang Tiến (nhân viên của Người khổng lồ). Cùng lúc này, phía Người khổng lồ liên lạc với Th.S Hiếu đặt hẹn để gặp người điều hành tổ chức là Lê Chí Linh. Với lý do mời Th.S Hiếu tham gia giảng dạy và làm đại lý bán hàng. Mức chiết khấu cho diễn giả 50.000 đồng/học viên. Tuy nhiên, Th.S Hiếu từ chối và khẳng định: “Tại cuộc hẹn này, phía Người khổng lồ đã thừa nhận hành vi nhưng không đính chính thông tin sau đó. Tiếp đó họ còn lập trang Facebook giả mạo trang cá nhân riêng tư (chỉ dành add thành viên là bạn bè và gia đình) bình luận xấu về tổ chức của họ như thể chính tôi làm vậy. Đến khi có một bài báo lên tiếng, trong đó có chuyện của tôi thì cách đây vài ngày, bất ngờ tôi nhận được tin nhắn nặc danh uy hiếp gia đình… Hiện nay, tổ chức này vẫn đang tiếp tục chiêu thức tương tự để lôi kéo người học”. 
Còn với những học viên đã “dính bẫy”, Lê Chí Linh tiếp tục đưa ra các hứa hẹn (đào tạo doanh nhân thành đạt, chức vụ cao, mức lương khủng…) “dụ dỗ” học viên tham gia dự án Doanh nhân NTG, để trở thành nhân viên chính thức. Theo lời P.N.M (quê Bà Rịa - Vũng Tàu): “Để được tham gia, chỉ tiêu mỗi người phải bán được 5 vé hội thảo và 1 phiếu đăng ký khóa học hoặc 3 khóa học. Những ngày sau trung bình 10 vé hội thảo/ngày với giá 75.000 đồng/vé. Bán hết được hưởng 5% trên tổng số tiền bán được. Những vé còn lại không được trả lại tiền, thiếu chỉ tiêu còn phải bù tiền. Chưa hết, đi làm, đi học, đi tập nếu trễ 1 phút phạt 1.000 đồng, quá 10 phút bị phạt 1 triệu đồng; không báo cáo bị loại ra khỏi đội ngũ, báo cáo trễ phạt 100.000 đồng/lần. Nếu có hành động giận hờn khi bị phạt; so sánh giữa mọi người, các công ty; hay yêu nhau trong thời gian huấn luyện… cũng bị phạt từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng. Chỉ tính riêng tiền phạt, mỗi ngày tụi em có khi mất đến cả triệu đồng”.
Tiền hoa hồng nhận được không đủ nộp phạt. Để có tiền nộp phạt lại phải đi vay bạn bè. Cứ thế, những thành viên như P.N.M hay hàng chục bạn trẻ khác mà chúng tôi trò chuyện đều thừa nhận: dù đã bỏ dự án gần cả năm nay để làm mọi công việc như xe thồ, bốc vác, dạy thêm… cũng chưa thể trả hết nợ nần.

Tổ chức Người khổng lồ (còn gọi Công ty NEW THINKING GROUP - NTG) là tổ chức giáo dục kỹ năng sống do Lê Chí Linh điều hành. Qua xác minh, được biết Lê Chí Linh (25 tuổi) sinh ra ở Hà Tĩnh. Linh thi đậu vào Đại học Công nghiệp TPHCM. Lúc đầu Linh chọn ngành ô tô nhưng gần 1 năm học thấy không phù hợp nên xin chuyển sang học ngành quản trị kinh doanh, niên học 2007 - 2011. Ngày 24-2-2011, Lê Chí Linh bị đình chỉ học 1 năm do nhờ bạn cùng lớp thi hộ. Ra trường không bằng cấp.
Khi thành lập Tổ chức Người khổng lồ, Lê Chí Linh đã hai lần đề nghị được thuyết giảng tại Trường Đại học Công nghiệp TPHCM. Tuy nhiên, do không có một tấm giấy chứng nhận nào, nhà trường đã không cho phép và yêu cầu sinh viên không nên tin vào những lời rủ rê của tổ chức này.

TƯỜNG HÂN


(XIN XEM TIẾP BÀI 2)